Archive

Archive for the ‘Franchise’ Category

“Công chúa Burger” trở thành nữ tỉ phú trẻ nhất nước Mỹ

May 4, 2013 Comments off

url Dù không được đào tạo về kinh doanh và không bằng cấp đại học, Lynsi Torres đã điều hành công ty 60 năm tuổi này bằng kinh nghiệm làm việc cuối tuần của mình tại một chi nhánh cửa hàng ở Redding thời niên thiếu.

Hiện tại thương hiệu In-N-Out Burger có tổng cộng 280 cửa hàng tại 5 bang nước Mỹ. Doanh thu năm 2012 đạt trên 600 triệu USD, doanh số bán hàng tích lũy hằng năm tăng 5%.

Một phân tích của Trường Kinh doanh Harvard năm 2003 cho biết theo truyền thống của Công ty In-N-Out Burger, quyền sở hữu được truyền qua các đời kế nhiệm, không nhượng quyền thương mại để đảm bảo chất lượng, chấp nhận bỏ qua nguồn lợi nhuận dựa trên tiết kiệm chi phí.

Torres là một trong số 90 tỉ phú “ẩn danh” được Bloomberg phát hiện, kể từ khi hãng tin này cho ra đời chuyên mục chỉ số tỉ phú Bloomberg vào tháng 3-2012. Cùng chia sẻ sở thích giấu tên như Torres còn có người phụ nữ giàu nhất Brazil Dirce Camargo và người phụ nữ giàu thứ tư nước Mỹ Elaine Marshall.

Hằng ngày In-N-Out Burger dùng xe tải phân phối sản phẩm từ trụ sở Baldwin Park, California và cơ sở ở Dallas, Texas đến các cửa hàng.

Kể từ khi trở thành người thừa kế chuỗi cửa hàng In-N-Out, Torres chưa từng xuất hiện tại các sự kiện của công ty và từ chối hầu hết các cuộc phỏng vấn báo chí, kể cả tác giả viết sách về In-N-Out. Tuy nhiên cô lại là gương mặt quen thuộc trên các đường đua xe siêu tốc.

Lynsi Torres hiện là thành viên Hiệp hội Hot Road quốc gia Mỹ. Người chồng gần nhất của cô cũng là một tay đua thể loại đua xe này. Cô đã 3 lần kết hôn, lần đầu năm 17 tuổi và có một cuộc sống hôn nhân đầy biến động dù tuổi đời còn rất trẻ.

Torres vẫn là một ẩn số của ngành công nghiệp nhà hàng và rất ít thông tin của gia đình cô được giới truyền thông đưa lên mặt báo.

Người sáng lập công ty là ông Harry Snyder Lynsi, cha của Lynsi Torres, mất năm 1976 và cô là người thừa kế duy nhất của công ty. Năm 1948, cửa hàng Burger đầu tiên của gia đình cô khai trương ở Baldwin Park, California. Hiện cô đang nắm giữ một nửa cổ phần công ty và sẽ sở hữu toàn bộ sau 5 năm nữa.

Theo Bloomberg, cô đang sở hữu một dinh thự ở khu nhà giàu Bradbury, California giá 17,4 triệu USD, rộng hơn 1.500m2, có 7 phòng ngủ, 16 phòng tắm và nhiều tiện nghi hiện đại khác.

CHÂU LUÂN

(Theo Daily Mail)

Read more…

Công thức thành công ‘khủng khiếp’ của McDonald’s

April 26, 2013 Comments off

Có thể nói “không ngoa” rằng McDonald’s hiện đã phổ biến đến nỗi mà cho dù có đang sống ở xó xỉnh nào trên Trái đất thì bạn hoàn toàn vẫn có thể có một chiếc hamburger của McDonald’s chỉ trong vài phút. McDonald’s đang là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh phục vụ chủ yếu là bánh hamburger theo công thức Mỹ. Hầu như khi đặt chân tới một đất nước nào đó, McDonald’s cũng sẽ sớm thâu tóm ngành công nghiệp thức ăn nhanh tại đất nước đó.

7 Thật khó có thể tưởng tượng một đế chế thức ăn nhanh đã phát triển như thế nào kể từ khi còn là một cửa hàng bánh burger tầm thường ở California. Hẳn McDonald’s đã có một công thức thành công cực khủng cho riêng mình. Vậy cái công thức ấy là gì?

Nhắm vào nhu cầu thị trường

Vào năm 1940, hai anh em Mac và Dick McDonald mở một nhà hàng barbecue nhưng gần như không đạt được mấy triển vọng cho đến năm 1948 là khi họ chuyển sang kinh doanh hamburger sử dụng công nghệ dây chuyền đơn giản để làm bánh.

1 Vào thời điểm này, sản xuất dây chuyền là một cái gì đó gắn liền với sản xuất ô tô hơn là với thực phẩm. Nhưng Mac và Dick đã chọn cách sản xuất hamburger theo cách này vì họ nhận ra rằng khách hàng ăn bánh thường bị hạn hẹp về thời gian và tiền bạc. Điều cuối cùng mà các khách hàng này muốn đó là loại thức ăn không cần phải là cao lương mỹ vị, miễn là hợp với số tiền mà họ hoàn toàn có thể trả, và họ chỉ phải mất một vài phút để có được phần order.

Vì thế mà ý niệm về những chiếc hamburger chỉ đáng giá 15 xu đã bắt đầu hoạt động kinh doanh của nhà McDonald’s.

2 Về cơ bản, họ đã phân tích ra toàn bộ tiến trình chuẩn bị và chế biến, và rất nhiều công đoạn đã được loại bỏ để toàn bộ tiến trình có thể trở nên đơn giản nhất.

Kết quả là, vào năm 1954, hai anh em nhà McDonald đã có cho mình một nhà hàng drive-in (loại nhà hàng cho phép khách hàng mua đồ ăn mà không cần phải rời khỏi xe của mình) chuyên phục vụ hamburger tại San Bernardino. Nhà hàng này lúc nào cũng có một hàng dài khách đợi bên ngoài, và đạt được doanh thu cao ngất ngưởng. Khách tiêu thụ thì rất hai lòng về quá trình phục vụ đồ ăn được diễn ra nhanh gọn, và cả về chất lượng thức ăn hợp túi tiền.

McDonald’s hiện vẫn là một hãng thức ăn nhanh đáng để học hỏi. Bạn sẽ nhận thấy rằng, khi McDonald’s có mặt trên một quốc gia nào đó, nó sẽ phối hợp một cách có hệ thống với ẩm thực địa phương để hợp với khẩu vị của khách hàng địa phương, trong khi khách hàng vẫn có thể order bánh hamburger chính hãng.

Chiếc lược nhượng quyền thương mại đầy ngạo mạn

Thành công của anh em nhà McDonald’s đã thu hút sự chú ý của Ray Kroc, một doanh nhân đầy tiềm năng đến từ Illinois, người liên tục săn đuổi những công ty có triển vọng nhất để đầu tư. Ray Kroc đã có những ý tương kinh doanh cực kì vĩ đại. Ở thời điểm đó, ông đã nhìn ra viễn cảnh tương lai của McDonald’s, rằng sẽ có hàng trăm những cửa hàng Mcdonal’s được mở ra, rồi McDonald’s sẽ thâu tóm toàn bộ đất Mỹ trong tương lai…

3 Vì thế mà Kroc bắt đầu tiếp cận McDonald’s với ý tưởng nhượng quyền kinh doanh cho những doanh nhân khác. Những người này sẽ tiến hành những bước đi gian nan như gây vốn, xây dựng nhà hàng, thuê nhân công, và quản lí hoạt động kinh doanh. Điều duy nhất mà McDonald phải làm đó là đảm bảo những nhà hàng vệ tinh có thể xây dựng thương hiệu một cách tốt nhất. Rồi sau đó McDonald’s chỉ cần hốt tiền bản quyền từ những nhà hàng được nhượng quyền của nó.

Nhà McDonalds đồng ý với kế hoạch đó, và thế là Kroc bắt đầu ý tưởng của mình. Kroc và hai anh em McDonald’s bắt tay vào sửa đổi mô hình nhượng quyền để bổ sung thêm nhiều nguồn lợi nhuận. Tập đoàn McDonald’s cuối cùng cũng thu được 1 phần trăm doanh thu thuần, và trong nhiều vụ đã trở thành người sở hữu chính của hoạt động nhượng quyền thương mại thực tế.

4 Một bước tiến xuất sắc khác mà họ đã bổ sung vào mô hình nhượng quyền đó là cho thuê nhà đất. Công ty sẽ mua mảnh đất mà một nhà hàng được nhượng quyền theo kế hoạch được xây dựng tại đó. Sau đó họ sẽ cho người chủ nhà hàng nhượng quyền thuê mảnh đất đó (tiền thuê hàng tháng được tính dựa trên doanh thu). Hoạt động cho thuê nhà đất này mang lợi nhuận khá khẩm đến nỗi mà một công ty riêng (Franchise Realty Corporation) đã được lập lên chỉ để phục vụ cho việc quản lý các hoạt động của người chủ McDonald’s.

Năm 1959, McDonald’s quyết định xây dựng và điều hành một vài chi nhánh riêng. Họ khai trương những chi nhánh này trong mối liên hệ với những hãng bảo hiểm mà đã cho McDonald’s vay 1,5 triệu đô la Mỹ để đổi lấy một phần trăm cổ phần của công ty. Điều này đã thúc đẩy sự mở rộng nhanh chóng của các chi nhánh McDonald’s trên toàn nước Mỹ vào những năm 60.

5 Sự phát triển đầy ngạo mạn của McDonald’s không bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi cuộc khùng hoảng năng lượng đã kìm hãm kinh tế Mỹ vào những năm 70. Khi đã về hưu, Kroc vẫn kinh doanh rất năng nổ, và ông coi cơn khủng hoảng như một cơ hộitrong việc chi tiêu vi khi đó giá cả đang đi xuống. Vào thời điểm đó, Kroc và McDonald’s thậm chí còn bắt đầu phi vụ nhượng quyền ở những nước khác.

Vào những năm 80, đế chế McDonald’s có khoảng 8000 chi nhánh và có mặt ở 32 quốc gia trên toàn thế giới. Bây giờ thì nó vẫn là kẻ đi đầu trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh trên toàn cầu về doanh thu thực tế. Năm 2008, doanh thu thực tế của McDonald’s đạt tới hơn 70 tỷ đô la Mỹ, và đạt 21 tỷ lượt khách. Như vậy có thể tính, mỗi một người trên thế giới này đã mua một thứ gì đó từ McDonald’s ít nhất 3 lần trong năm 2008.

Nhân bản một cách có hệ thống

Điều gì khiến McDonald’s giữ chân được khách hàng? Bí mật nằm trong công thức đồng bộ hóa mọi thứ của McDonald’s.

6Khi Kroc lần đầu tiếp cận McDonald’s với ý tưởng của mình, chi nhánh thử nghiệm đầu tiên được ông sử dụng chính là chi nhánh của chính mình. Kroc lấy phong cách sản xuất đồ ăn theo dạng dây chuyền của anh em nhà McDonald’s , rồi mở rộng ý tưởng hệ thống hóa mọi thứ.

Mọi thứ cần phải được xác định rõ ràng và thực hiện trong cùng một cách thức. Cùng nguồn cung cấp đồ ăn, cùng những thủ tục chuẩn bị, và cùng một hệ thống bố trí nhà bếp đều phải được đặt đúng chỗ. Tất cả những cơ chế tiết kiệm thời gian và hoạt động, từ việc nhận order, chế biến, đóng gói, và giao sản phẩm đến khách hàng đều phải như nhau. Ngay cả hoạt động marketing sản phẩm và xây dựng thương hiệu thì cũng phải được thực hiện như nhau.

Nhờ có sự chú tâm vào từng chi tiết của Kroc, chi nhánh MacDonald’s đầu tiên của ông ở Illinois đã đạt được lợi nhuận ngay trong ngày đầu tiên được mở cửa tới công chúng. Với thành công trong tay, Kroc bắt đầu có hàng loạt những chi nhánh tiếp theo của McDonald’s mà có cùng một hệ thống vận hành.

60 năm sau, những hình vòm màu vàng trứ danh đã xuất hiện trong mọi ngõ ngách trên địa cầu nhờ vào công thức thành công khủng của McDonald’s, và hiện tại thì vẫn chưa có bất kì một dấu hiệu nào cho sự sụp đổ của đế chế khét tiếng này cả.

Phong Linh

Theo TTVN/Therichest

Categories: Food, Franchise, USA Tags: ,

Bí quyết đấu lại gã khổng lồ Walmart của người tí hon Whole Foods

April 25, 2013 Comments off

Whole Foods đã từng làm CEO của Walmart thốt lên "về dịch vụ khách hàng thì chúng tôi phải tham khảo họ"

Giống như rất nhiều siêu thị thực phẩm khác tại Mỹ, siêu thị Whole Foods cũng bắt đầu hành trình của mình từ một cửa hàng bán trái cây tươi nhỏ ở góc phố bang Ohio. Ngay từ cửa hàng đầu tiên họ đã chinh phục khách hàng xung quanh với chương trình có tên đáng yêu là “Người hàng xóm tốt bụng”.

bi-quyet-dau-lai-ga-khong-lo-walmart-cua-nguoi-ti-hon-whole-foods Đến nay vẫn chưa phải là ông khổng lố, nhưng Whole Foods đã từng làm CEO của Walmart thốt lên trong một phỏng vấn của tạp chí Wall Street rằng “ Nếu có cơ hội đến thăm một trong các cửa hàng của Whole Foods, bạn sẽ hiểu ngay rằng đâu là yếu tố giúp họ tồn tại và phát triển vững chắc đến hôm nay. Có nhiều điều chúng tôi tự hào, nhưng về dịch vụ khách hàng thì chúng tôi phải tham khảo họ”.

Sau đây là một số bí quyết nhỏ nhưng hiệu quả lớn của Whole Foods:

Print

Source