Archive

Archive for the ‘Luxury’ Category

Marketing như Rolex

September 2, 2015 Comments off

Rolex, dường như nằm ngoài xu thế chung, xây dựng cho mình chiến lược marketing khác biệt và có phần khắt khe với các “thượng đế”, nhằm mang đến một hình ảnh đẳng cấp hơn trong tiềm thức khách hàng.

rolex

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các thương hiệu dù mới nổi hay đã có tên tuổi trên thị trường đều đầu tư kỹ lưỡng vào chiến dịch marketing của mình. Các nhãn hàng luôn cố gắng tăng cường sự hiện diện mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, một vài các nhãn hàng lại xây dựng cho mình chiến lược marketing khác biệt và có phần khắt khe với các “thượng đế”, nhằm mang đến một hình ảnh đẳng cấp hơn trong tiềm thức khách hàng. Rolex có thể coi là ví dụ điển hình cho quan điểm “ngược đời” này. Thực tế chứng minh hãng đồng hồ này không những không bị cướp mất thị phần mà còn có doanh thu không tưởng ngay cả đối với các sản phẩm phân khúc khách hàng thượng lưu.

Rolex được Forbes xếp hạng 72 thế giới về giá trị thương hiệu (cao nhất trong các hãng đồng hồ), đã tồn tại suốt 110 năm. Ra đời tại London vào năm 1905, sau đó chuyển trụ sở chính về Geneve, Thụy Sỹ, Rolex từ đó đến nay trở thành biểu tượng số 1 tại xứ sở đồng hồ với chất lượng bậc nhất thế giới.

Sau khi chứng kiến sự bùng nổ của các thương hiệu non trẻ khác với mẫu mã, kỹ thuật được cải tiến và có mức giá thấp hơn hẳn, Rolex đã thay đổi phân khúc thị trường của mình. Trước đây, nếu giới trung lưu cũng có thể sở hữu được một chiếc đồng hồ của hãng thì hiện tại, chỉ có những người thực sự giàu có hoặc những người nổi tiếng mới có thể chạm tay vào sản phẩm Rolex.

Chiến dịch Marketing “hạn chế”

Rolex bắt đầu chiến lược giảm bớt các showroom của mình tại các quốc gia, hiện nay chỉ có các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Đức, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, UAE, Pháp, Nga, Canada mới có những cửa hàng của Rolex tại các trung tâm thương mại. Các khu vực khác chỉ có các gian hàng nhỏ với số lượng vô cùng hạn chế.

Thương hiệu này chọn cách khác để nâng cao vị thế và khẳng định đẳng cấp của mình. Đó là xuất hiện với tư cách nhà tài trợ vàng tại các sự kiện thể thao (Australia Open, Wimbledon, F1,…), các buổi biểu diễn âm nhạc nổi tiếng thế giới, nơi quy tụ các nhân vật đình đám và thu hút sự chú ý của tất cả các phương tiện truyền thông.

Rolex tạo ra một hình ảnh sang trọng, xa xỉ trong tâm trí khách hàng khi gắn liền với các ngôi sao thể thao, các chính trị gia, minh tinh có tầm ảnh hưởng lớn.

Những cái tên có thể nhắc đến như Barack Obama, Hillary Clinton cho đến Roger Federer, Tiger Woods, David Beckham, Brad Pitt, George Clooney. Rolex còn luôn sánh đôi cùng James Bond trong serie 007 rầm rộ. Với tiếng tăm của mình, những người nổi tiếng này luôn muốn chọn Rolex để thể hiện đẳng cấp, do đó tạo nên xu hướng cho giới thượng lưu. Hơn nữa, vì đồng hồ của hãng được làm thủ công nên thậm chí có tiền khách hàng cũng vẫn phải chờ đợi.

marketing-nhu-rolex

Rolex lựa chọn những ngôi sao hàng đầu với hình ảnh hoàn hảo không scandal để làm đại diện

Hiệu quả về hình ảnh và doanh thu

Khi hình ảnh liên tục hiện diện trong các event lừng lẫy, cộng hưởng với việc giới hạn địa điểm bày bán cũng như tầng lớp mua hàng, Rolex mang đến cho khách hàng tâm lý “thèm thuồng”, “khao khát” và trở thành thương hiệu đầu tiên họ nghĩ tới khi có đủ khả năng chi trả.

Các video quảng cáo của Rolex được sản xuất không nhiều, thường chỉ 1 năm 1 lần với phần nhạc được giữ nguyên trong tất cả các video dù người đại diện là ai. Điều đó phần nào làm nên nét riêng của Rolex tương tự như Heineken. Với việc đầu tư chọn lọc để quảng bá hình ảnh, nhãn hàng này đã duy trì được thời kì đỉnh cao của mình tới hơn 100 năm.

Doanh thu của Rolex không vì khủng hoảng kinh tế mà suy giảm, đặc biệt ở thị trường Trung Quốc nơi có các đại gia chịu chi mới nổi. Lợi nhuận tăng dần qua các thời kì, năm 2014 doanh số là 7.05 tỷ đô, tăng 32% với năm 2013 trong khi chi phí dành cho quảng cáo lại giảm 1% so với những năm trước.

Với hơn 4000 nghệ nhân, Rolex tiếp tục nghiên cứu và cải thiện những sản phẩm để xứng đáng với biểu tượng “Crown” cũng slogan “Live for Greatness” nổi tiếng của mình. Mỗi thiết kế của Rolex đem đến cảm giác hoàng gia và cao quý cho người đeo bằng màu sắt nổi bật, chất liệu đắt tiền như vàng, bạch kim, các phiên bản giới hạn gắn kim cương hoặc các loại đá quý khác.

Hiện nay Việt Nam cũng đã có showroom của Rolex. Có vẻ thương hiệu này bắt đầu để ý đến thị trường Việt Nam, nơi ngày càng xuất hiện nhiều các khách hàng sẵn sàng chi ra một khoản tiền không nhỏ để sở hữu một món đồ “trang sức” tốn kém như Rolex.

Quỳnh Anh

Theo Trí Thức Trẻ

Categories: Lifestyle, Luxury, Marketing Tags: ,

Sống lành mạnh,… đã giàu lại càng giàu.

January 8, 2013 Comments off

Người giàu sống lành mạnh. Sống lành mạnh nên sống lâu. Sống lâu nên được trợ cấp nhiều. Trợ cấp nhiều lại càng giàu.

ho-giau-ho-khac Sống lâu hơn, sướng lâu hơn, thì phải làm nhiều hơn. Khi đối mặt với tình trạng dân số già đi, người ta vẫn hay tính tới chuyện tăng tuổi nghỉ hưu. Một hai thập kỷ nữa, nghỉ hưu ở tuổi 67 sẽ thành chuyện thường.

Nhưng thay đổi thế có công bằng? Ở các nước phát triển, người giàu thuộc tầng lớp thượng lưu thường sống lâu hơn người nghèo. Sự chênh lệch này lại có xu hướng rộng ra, thay vì hẹp lại, trong mấy năm trở lại đây. Kết quả là thời gian hưởng thụ phúc lợi của người nghèo lại ít hơn người giàu.

Nhà giàu thường thọ

Đây không phải một vấn đề dễ giải quyết. Vì người giàu thường luông sống lâu hơn, nên sự bất công do chênh lệch giàu nghèo lại hiển hiện ở ngay chính sách tuổi về hưu thống nhất.

Mức thu nhập không phải yếu tố duy nhất quyết định tuổi thọ. Giới tính cũng quan trọng: phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới. Thế mà họ không bị buộc nghỉ hưu muộn hơn để bù đắp chênh lệch này.

Từ góc độ lịch sử mà nói, tuổi thọ của dân lao động thấp phần nào là do bản chất công việc. Sống cả đời dưới hầm lò hay bốc vác ngoài bến cảng khiến cơ thể nam giới sớm “tã”. Nhưng gần đây nền kinh tế chuyển từ sản xuất sang dịch vụ nên tầm quan trọng của nguyên nhân này giảm đi.

Thế thì chênh lệch tuổi thọ giữa người “khá” và người “khó” từ đâu mà ra? Có khả năng là do chăm sóc y tế khác nhau. Người “khá” dễ hưởng lợi từ các thành tựu y học mới. Một số nghiên cứu cho thấy chênh lệch tuổi thọ giữa người “khá” và người “khó” ở Anh đã tăng thêm 1 năm kể từ đầu thập niên 80. Ở Mỹ, mức chênh lệch này đã tăng gần 5 năm kể từ thập niên 70.

Ở Anh, nhờ dịch vụ y tế quốc gia mà tỷ lệ chữa trị đau tim hay loại thuốc chống đột quỵ mà mỗi mức thu nhập sử dụng không khác nhau mấy.

Tuy thế, khả năng tiếp cận chăm sóc y tế ở Mỹ với những người không có bảo hiểm lại kém hơn nhiều. Nghiên cứu cho thấy các hộ gia đình thu nhập thấp ở vùng Đông Bắc có khả năng tiếp cận chăm sóc y tế và tỷ lệ tử vong tốt hơn nhiều so với các hộ gia đình tương tự ở vùng Tây Nam.

Sống lâu nhờ sống lành mạnh

Cũng có thể lối sống còn quan trọng hơn. Trong 30 năm qua yếu tố quan trọng nhất giúp giảm tỷ lệ tử vọng ở độ tuổi 65-74 là giảm các bệnh liên quan tới hệ tuần hoàn.

Đạt được thành quả này phần nào là nhờ điều trị tốt hơn nhưng đóng góp lớn nhất vẫn là nhờ giảm hút thuốc. Một phân tích với các quận tại Mỹ cho thấy cứ tăng tỷ lệ người thành niên hút thuốc thêm 5,9% là tỷ lệ tử vong sớm lại tăng gần 7%.

Chênh lệch tuổi thọ giữa nam giới và nữ giới ít đi trong mấy thập niên gần đây có lẽ là do nam giới bớt hút thuốc đi rất nhiều. Ngược lại, khác biệt về lối sống giữa người giàu và người nghèo lại gioãng ra. Xác suất một người Anh nào không có bằng cấp hút thuốc, nghiện rượu, ăn uống kém và bỏ tập thể thao cao gấp 5 lần so với người có bằng đại học.

Xu hướng này thay đổi tùy theo từng nước. Ở Pháp người “khá” và người “khó” có thói quen hút thuốc giống nhau. Tuy vậy, nghiên cứu trên toàn Châu Âu cho độ tuổi 40-65 cho thấy tỷ lệ tử vong có thể giảm đi 23% ở nam giới và 16% ở nữ giới nếu người “khó” có lối sống chỉ cần lành mạnh tương đương với người “khá”.

Vì sao lối sống khác biệt vẫn còn nhiều tranh cãi. Một số người cho rằng nghèo hèn khiến người ta căng thẳng và dễ hút thuốc và ăn uống tùy tiện hơn. Nhưng dường như yếu tố văn hóa lại có ảnh hưởng tương đối mạnh.

Ở Mỹ, hồ sơ bệnh án của người gốc Tây Ban Nha và người da đen với cùng một mức thu nhập có sự khác biệt đáng kể. Có lẽ người “khá” giảm hút thuốc cũng là nhờ yếu tố văn hóa: thói quen này không còn được các cộng đồng giàu có chấp nhận nữa.

Giàu hơn, sống lâu hơn nên được trợ cấp … nhiều hơn

Nếu nguyên nhân chính của chênh lệch tuổi thọ là do lối sống, tốt hơn nên giải quyết trực tiếp vấn đề y tế thay vì hoãn tăng tuổi hưu.

Một số nước có chính sách đặc biệt cho một số ngành nghề như cứu hỏa hay quân đội, cho phép nghỉ hưu sớm do nghề nghiệp nguy hiểm hay độc hại. Nhưng không ai lại cho rằng người hút thuốc hay béo phì nên được cho nghỉ ngơi sớm hơn bình thường.

Tuy vậy, thực tế này lại có ý nghĩa với hệ thống lương hưu tại một số nước như Mỹ, vốn không trả cùng một mức lương cho tất cả mọi người. Người “khá” không chỉ sống lâu hơn mà còn hưởng mức lương cao hơn.

Hiện nay chỉ có 85% lương hưu của người Mỹ bị đánh thuế, đây là kẽ hở mang lại lợi ích lớn nhất cho người “khá”. Tuổi thọ vừa chênh lệch và ngân sách vừa thâm hụt, đã đến lúc “kẽ hở” này bị bít lại.

Minh Tuấn

Theo TTVN/The Economist

Categories: Lifestyle, Luxury Tags:

Những đãi ngộ xa xỉ nhất dành cho các CEO

June 29, 2012 Comments off

Biệt thực lộng lẫy, du thuyền đắt giá, tour du lịch vòng quanh thế giới với mức chi phí cắt cổ là những ưu đãi đặc biệt mà nhiều công ty dành cho các quan chức ‘chóp bu’ của mình.

Chief-Executive-Officer

Những chuyến bay hạng sang

Barry Diller của Tập đoàn Expedia and IAC/InterActive đã giành danh hiệu Vua của những chuyến bay sau khi chi tới 1,28 triệu đô cho việc di chuyển từ nơi này tới nơi khác.

Melvin và Ellen Gordon của tập đoàn Tootsie-Roll Industries cũng không chịu kém cạnh khi khoản chi phí để họ bay từ nhà tới trụ sở công ty ở Chicago lên đến 1,2 triệu đô. Còn Tập đoàn Sears Holding cũng phải mất tới 793,224 đô để đưa rước CEO Louis D’Ambrosio bằng máy bay mỗi ngày từ nhà ở Philadenphia tới công ty ở thành phố Windy.

Những điền trang rộng mênh mông

Tập đoàn chuyên về tài chính và bất động sản Fidelity National Financial đã chi 453,382 đô cho các quan chức cao cấp của mình thư giãn cở Rock Creek Cattle Co., một điền trang rộng hơn 11.200 hecta. Đây được xem là tài sản của chủ tịch Fidelity, William P. Foley II.

Ông Foley II cũng sở hữu nhiều nhà máy sản xuất rượu và một số ngành kinh doanh khác – chi phí hoạt động đều do Fidelity National đài thọ (khoảng 55.000 đô). Được biết, thu nhập năm ngoái của vị chủ tịch quyền uy này là 12,5 triệu đô, bao gồm lương và một số đãi ngộ khác.

Hỗ trợ về mặt kế toán sổ sách

Những CEO bận rộn luôn cần sự trợ giúp trong vấn đề kế toán sổ sách. Nhưng ưu đãi này dành cho họ ở một số công ty lớn lại cao tới mức ngất ngưởng. Tom Ward của SandRidge Energy đã nhận được khoản "hỗ trợ tài chính" trị giá 783,533 đô vào năm ngoái.

Trong khi đó, chủ tịch Aubrey McClendon của Embattled Chesapeake Energy cũng đã được nhận "hỗ trợ kế toán cá nhân" với mức 250.000 đô.

Đảm bảo an toàn cá nhân

Những CEO hàng đầu lúc nào cũng cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Theo tài liệu từ Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ, Chủ tịch Las Vegas Sands, Sheldon Adelson, đã chi 2,6 triệu đô vào năm ngoái cho việc bảo vệ ông và các thành viên trong gia đình.

Amazon hùng mạnh cũng chi tới 1,6 triệu đô để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Jeff Bezos.

Chăm sóc sức khỏe loại VIP

Live Nation Entertainment dành khoản tiền 121,318 đô cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp dành cho chủ tịch của họ, Irving Azoff, cao hơn nhiều so với mức trung bình dành cho các nhân viên khác.

Người sáng lập kiêm CEO hiện thời của UltraTech, Arthur Zafiropoulo, chỉ tính riêng 2 năm qua, cũng đã nhận được khoản chăm sóc sức khỏe trọn đời lên tới 164.000 đô.

Dùng thẻ ưu đãi, xài đồ hiệu

MGM Resorts International (MGM) dành tặng các giám đốc khoản tiền 14.000 đô trong tài khoản thẻ "M life express comps" – thẻ ưu đãi đợc dùng như những phần thưởng trong chính sách phúc lợi của MGM – tại các khu nghỉ dưỡng cao cấp của công ty.

Còn ở Dell, 9 giám đốc cũng được hưởng khoản hỗ trợ máy tính cá nhân 903 đô mỗi người, cộng thêm các khoản khác trị giá 230.000 đô.

Hỗ trợ làm từ thiện

Liberty Global chịu trách nhiệm chi trả khoản tiền 223,736 đô cho các tổ chức từ thiện do chủ tịch Michael Fries lựa chọn. WebMD cũng bỏ ra 1,6 triệu đô cho Tổ chức Rose – nơi chủ tịch Martin Wygod là một thành viên tích cực.

Còn Wyndham Worldwide mua cho mỗi giám đốc của họ một gói bảo hiểm nhân thọ trị giá 1,1 triệu đô, trong đó, 1 triệu đô được chuyển thẳng tới quỹ từ thiện mà các giám đốc lựa chọn.

Lương hưu cực ổn

Tiền lương hưu dành cho chủ tịch McKesson, John Hammergren, đã tăng thêm 9,3 triệu đô vào năm ngoái, nâng tổng số tiền ông được hưởng sau khi nghỉ hưu là hơn 92,6 triệu đô. Sau khi Hammergren bước sang tuổi 55, ông đã có thể hưởng tháng lương hưu đầu tiên của mình.

Đi lại bằng siêu xe

S.L. Green chi 51,882 đô cho xe hơi cá nhân dành tặng chủ tịch của họ, ông Stephen Green, cộng thê khoản tiền 119,050 đô cho tài xế riêng. Như vậy, tính ra mỗi ngày, chủ tịch S.L. Green tiêu tốn 468 đô tiền di chuyển bằng xe hơi. Khoản tiền này có thể đi được đoạn đường dài 233 dặm mỗi ngày và trong suốt một năm ở thành phố New York nếu đi bằng taxi. CEO William McCracken của CA Inc cũng nhận được khoản phí 113,057 đô cho việc sử dụng ô tô cá nhân.

Trợ cấp nhà ở

Platinum Underwriters Holdings chi 432,000 đô chi phí nhà ở cho Robert S. Porter – chủ tịch một thành viên của công ty ở Bermuda. Tổng chi phí loại này dành cho Porter và 3 CEO khác lên tới 1,2 triệu đô. Axis Capital Holdings cũng hứa trợ cấp nhà ở cho CEO Albert Benchimol 25.000 mỗi tháng cho nhiệm vụ khó khăn mà ông đảm nhiệm trên hòn đảo nổi tiếng, nơi Shakespeare đã viết vở kịch The Tempest.

Theo Nguyễn Huyền/VTC News

Categories: Lifestyle, Luxury, Upper Class Tags: